Nho Gia Công là một loại phương pháp tu luyện dành cho các học giả nghiên cứu và các đồ đệ của Nho Giáo. Liên quan đến các nội dung và phương pháp của Nho Gia Công, chủ yếu có thấy trong các tác phẩm kinh điểncủa Nho Giáo như Khổng Tử là “Luận Ngữ”, trong “Mạnh Tử” của Mạnh Tử, và trong “Tuân Tử” của Tuân Huống.
Nho Gia Công đem các điều bình thường trong cuộc sống, đạo đức tu dưỡng với luyện công kết hợp lại, mục đích của luyện công mang chiều hướng tích cực nhập thế và để tăng cường mục tiêu “Tu Thân Tề Gia Trị Quốc Bình Thiên Hạ”. Điều này khác so với Phật Giáo và Đạo Giáo là các triết thuyết mang chiều hướng xuất thế đặc biệt. Đây chính là điểm cực kỳ đặc biệt của Nho Gia Công. Trong sách “Đại Học” có ghi rõ như sau: “Người xưa muốn sáng cái Đức ở Thiên Hạ, trước phải Trị nước Mình, muốn trị nước mình, trước tất cần tề nhà mình, muốn tề nhà mình, trước cần tu thân mình, muốn tu thân mình, trước cần chính cái Tâm, muốn chính cái Tâm, trước cần chân thành cái Ý, muốn chân thành cái Ý, trước cần đưa cái Trí đến tận cùng, muốn đưa cái trí đến tận cùng tất hiểu trọn vẹn các vật, bởi hiểu rõ các vật mà Trí đạt đến tận cùng”. Nho Gia Công như nếu án chiếu theo con mắt của Phật gia, thì có thể là không ra khỏi sự trói buộc “Ngã Chấp”, song Nho Gia mục đích luyện công vốn là dùng ở chỗ nhập thế, cho nên đối với bản thân nó trong sự tự do tuyệt đối là một loại câu thúc.
Nho Gia Công so sánh với Đạo Gia Công, Phật Gia Công thì giản đơn hơn nhiều, chủ yếu là lấy được yên tĩnh mà Trai Tâm (Tâm lắng đọng thanh tịnh), lấy Tọa Vong làm đại biểu. Đệ Tử của Khổng Tử là Nhan Hồi từng hay hỏi về thế nào là Tâm Trai, đức Khổng Tử đáp rằng “Giữ Chí chuyên nhất, không nghe bằng tai, mà nghe bằng tâm; Không nghe cái Khí, nghe dừng ở tai, Tâm dừng ở Phù (Thần), cái Khí đó, hư không mà đối đãi vật vậy, chỉ có Đạo tại trung vào Hư. Hư rồi, là Tâm Trai vậy.”
Có thể thấy rằng, Tâm Trai theo chủ trương Khổng Tử là thông qua Ý Niệm Chuyên Nhất, hít thở sâu dài, tai không nghe, duy tâm năng giác, tiến tới mà đạt đến Thần Khí hợp nhất, đi vào cảnh giới tịnh thuần tĩnh. Khổng Tử cho rằng Tâm Trai là công pháp vô cùng quan trọng của Tu Thân, không chỉ có thể khiến người không ra khỏi cửa mà biết Thiên Hạ, còn có thể khiến cho người diên niên ích thọ. Có một số vấn đề cần biết rõ, Khổng Tử trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng đều giữ vững được một tâm thái Ninh Tĩnh Khoát Đạt. Căn cứ theo “Sử Ký – Khổng Tử Thế Gia” ghi lại, Khổng Tử ở vào năm 63 tuổi, có hai lần bị rời khỏi nước Lỗ. Khi ở nước Tống, Tư Mã Hoàn chặt cây đại cổ thụ dọa dẫm ra uy với ông. Sau đến Vệ, lại bị bắt nhầm vào ngục. Ở chỗ biên giới nước Trần và nước Sái, cũng bị quân Sở bao vây, quá bảy ngày, kết quả các đệ tử đều đói mệt mất sức, song Khổng Tử lại không có kế gì “Cơm đói ăn uống nước, gập tay mà gối, vui ở chỗ đó”. Có thể thấy ý chí của Khổng Tử so với người thường là mạnh hơn nhiều.
Mạnh Tử kế thừa lý luận Thủ Tĩnh của Khổng Tử, cũng tiến thêm một bước, đề xuất quan điểm “Công Pháp Nội Quan Dưỡng Tâm Dưỡng Khí”. Công Pháp của Mạnh Tử chia làm hai giai đoạn: - Giai đoạn thứ nhất là Cầu Phóng Tâm hoặc Tồn Dạ Khí. Cầu phóng tâm tức là đem những tâm mê hoặc ngoại vật thu liễm lại, dưỡng dạ Khí là ở vào lúc đêm chưa đến sáng hẳn dùng giao tiếp hấp thu Khí ngoại vật để tồn dưỡng. Mạnh Tử cho rằng đó là phương pháp bảo dưỡng Chân Khí tốt. – Giai đoạn thứ hai là Tư Thành và Dưỡng Khí Hạo Nhiên. Tư Thành tức là Ngộ Đạo, đến như là Khí Hạo Nhiên, tức là một loại Nguyên Khí trong Vũ Trụ “Chí Đại Chí Cương”
Sau Khổng Tử và Mạnh Tử, những người môn đồ Nho Gia cơ bản đều thừa kế Công Pháp của Tiên Hiền Khổng Mạnh. Tận đến Tống Triều, lấy Chu Hy làm đại biểu cho Lý Học Gia, đem Tĩnh Tọa cùng với đọc sách, đem học vấn cũng có xem như có tính trọng yếu. Song bởi tĩnh tọa của Nho Gia không có lý luận và phương pháp cục thể, đến thời kỳ Minh Triều, Nho Sĩ Cao Phan Long tham khảo tư tưởng lý học Trình Chu, lại hấp thu tinh hoa Công Pháp của Phật, Đạo hai nhà, kết hợp thực tiễn kinh nghiệm của mình, tổng kết thành lý luận Tĩnh Tọa Hoàn Chỉnh.
Liên quan đến phương pháp Tĩnh Tọa, Cao Phan Long nói “Phép Tĩnh Tọa, không dùng một chút an bài, chỉ bình bình thường, im im tĩnh tọa.” cho nên phương pháp Tĩnh Tọa của Nho Gia do Cao Phan Long nói, rất bình đạm phác thực, song là một loại phương pháp Tĩnh Tọa đại chúng.
Sau Khổng Tử, các đệ tử Nho Gia tại mặt công pháp của Nho Gia, đều không có vượt qua Tiên Thánh Khổng Tử, kỳ thực công pháp Nho Gia là một cách chuẩn bị nhập thế, hoặc là có tác dụng để tăng cường sức khỏe. Nho Gia thường không cầu tìm cảnh giới cao thâm của công pháp, mà là tĩnh Tâm dưỡng Tính, bồi dưỡng ý chí và sức nhẫn nại. Cho nên Nho Gia Công Pháp là một công pháp ở tầng thấp, song trong xã hội thế tục, nó lại một loại công pháp có tác dụng tốt.