www.phongthuy123.com # 論壇 風水 - 堪輿 - 河洛 - 玄學
Thân Mến Kính Chào Các Bạn Tham Gia Sinh Hoạt Tại Diễn Đàn !
- Tại Diễn Đàn này các bạn có thể đọc học, rất nhiều các kiến thức chính xác về Phong Thủy - Mệnh Lý Học !
- Theo dõi các tin tức cập nhật về Vận Hạn, Năm Tháng, cũng các thành tựu nghiên cứu mới nhất về Kinh Dịch và Phong Thủy Học .
- Đặt câu hỏi ! Nhận câu trả lời cho các vấn đề thắc mắc Huyền Học trong cuộc sống !
Hiện Chúng Tôi Sẽ Tiếp Tục Đăng Các Bài Mới Về Nhiều Lĩnh Vực, Nhiều Kiến Thức Mới Thiết Thực Hơn Nữa Về Nhân Tướng - Mệnh Lý - Phong Thủy ! Mời Các Bạn Đón Xem Và Đóng Góp Ý Kiến !
- Chúng Tôi Bắt Đầu Thử Nghiệm Mở Thêm Chuyên Mục Viết Về Tâm Lý Học Cầm Quyền Và Kỹ Năng Sống Được Tập Hợp Từ Các Cổ Thư (Chủ Yếu Là Trung Hoa) Nhằm Giúp Các Bạn Hiểu Thêm Về "Xử Kỷ Tiếp Vật". Hãy Đăng Ký Làm Thành Viên Luận Đàn Để Đọc Và Tìm Hiểu Nhiều Kiến Thức Hơn !

Kính !
www.phongthuy123.com # 論壇 風水 - 堪輿 - 河洛 - 玄學
Thân Mến Kính Chào Các Bạn Tham Gia Sinh Hoạt Tại Diễn Đàn !
- Tại Diễn Đàn này các bạn có thể đọc học, rất nhiều các kiến thức chính xác về Phong Thủy - Mệnh Lý Học !
- Theo dõi các tin tức cập nhật về Vận Hạn, Năm Tháng, cũng các thành tựu nghiên cứu mới nhất về Kinh Dịch và Phong Thủy Học .
- Đặt câu hỏi ! Nhận câu trả lời cho các vấn đề thắc mắc Huyền Học trong cuộc sống !
Hiện Chúng Tôi Sẽ Tiếp Tục Đăng Các Bài Mới Về Nhiều Lĩnh Vực, Nhiều Kiến Thức Mới Thiết Thực Hơn Nữa Về Nhân Tướng - Mệnh Lý - Phong Thủy ! Mời Các Bạn Đón Xem Và Đóng Góp Ý Kiến !
- Chúng Tôi Bắt Đầu Thử Nghiệm Mở Thêm Chuyên Mục Viết Về Tâm Lý Học Cầm Quyền Và Kỹ Năng Sống Được Tập Hợp Từ Các Cổ Thư (Chủ Yếu Là Trung Hoa) Nhằm Giúp Các Bạn Hiểu Thêm Về "Xử Kỷ Tiếp Vật". Hãy Đăng Ký Làm Thành Viên Luận Đàn Để Đọc Và Tìm Hiểu Nhiều Kiến Thức Hơn !

Kính !
www.phongthuy123.com # 論壇 風水 - 堪輿 - 河洛 - 玄學
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

www.phongthuy123.com # 論壇 風水 - 堪輿 - 河洛 - 玄學

Giải Đáp Kiến Thức-Phong Thủy Huyền Không-Huyền Bí Học ! Liên Hệ: 24/30/4-Nguyễn Văn Cừ-P.Cầu Kho-Quận 1-Hồ Chí Minh-đt: 0936574189
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Đinh Hương

Go down 
Tác giảThông điệp
a tư tiểu khang
Thừa Tướng
Thừa Tướng
a tư tiểu khang


Tổng số bài gửi : 723
Join date : 12/12/2008

Đinh Hương Empty
Bài gửiTiêu đề: Đinh Hương   Đinh Hương Icon_minitime28/3/2014, 10:56 am

Đinh Hương 1962875_786405028036653_1592784187_n
Đinh hương (Tên khoa học: Syzygium aromaticum) là một loài thực vật trong họ Myrtaceae có các chồi hoa khi phơi khô có mùi thơm. Nó có nguồn gốc ở Indonesia và được sử dụng như một loại gia vị gần như trong mọi nền văn hóa ẩm thực. Nó có tên gọi là đinh hương có lẽ là do hình dáng của chồi hoa trông khá giống với những cái đinh nhỏ. Đinh hương được trồng chủ yếu ở Indonesia và Madagascar; nó cũng được trồng tại Zanzibar, Ấn Độ, Sri Lanka và "quần đảo Hương liệu" (Molucca tức Maluku, Indonesia, còn được biết với tên gọi quần đảo Banda).
Đinh hương là cây thường xanh có thể cao tới 10–20 m, có các lá hình bầu dục lớn và các hoa màu đỏ thẫm mọc thành cụm ở đầu cành. Các chồi hoa ban đầu có màu nhạt và dần dần trở thành màu lục, sau đó chúng phát triển thành màu đỏ tươi, là khi chúng đã có thể thu hoạch. Các hoa được thu hoạch khi chúng dài khoảng 1,5–2 cm, bao gồm đài hoa dài, căng ra thành bốn lá đài hoa và bốn cánh hoa không nở tạo thành viên tròn nhỏ ở trung tâm.

Sử dụng:
Đinh hương có thể dùng trong nấu ăn hoặc là ở dạng nguyên vẹn hay ở dạng nghiền thành bột, nhưng do nó tạo mùi rất mạnh cho nên chỉ cần dùng rất ít. Gia vị làm từ đinh hương được dùng khắp cả ở châu Âu và châu Á cũng như được thêm vào trong một số loại thuốc lá (gọi là kretek) ở Indonesia và thỉnh thoảng ở các quán cà phê tại phương Tây. Nó đôi khi còn được trộn lẫn với cần sa. Đinh hương còn là một nguyên liệu quan trong trong sản xuất các loại hương dùng ở Trung Quốc hay Nhật Bản. Tinh dầu đinh hương được sử dụng trong điều trị bằng xoa bóp dầu thơm. Dầu đinh hương được sử dụng rộng rãi trong điều trị đau răng.

Lịch sử:
Vào thế kỷ 4 TCN và đầu thời kỳ nhà Tây Hán thì các lãnh chúa Trung Hoa phong kiến đã bắt buộc mọi người phải nhai đinh hương để làm thơm hơi thở của họ trước khi nói trước mặt các lãnh chúa này. Đinh hương, cùng với nhục đậu khấu và hồ tiêu, được đánh giá cao trong thời kỳ đế chế La Mã, và Pliny Già đã từng kêu ca rằng "không có một năm nào mà Ấn Độ không bòn rút của Đế chế La Mã 50 triệu sestertius" (đơn vị tiền tệ La Mã cổ đại). Đinh hương cũng từng là mặt hàng được các thương nhân Ả Rập kinh doanh trong thời kỳ Trung cổ trên tuyến thương mại đầy lợi nhuận trên Ấn Độ Dương. Vào cuối thế kỷ 15, người Bồ Đào Nha đã chiếm trọn vẹn quyền khai thác tuyến thương mại này, bao gồm cả việc kinh doanh đinh hương, nhờ Hiệp ước Tordesillas với Tây Ban Nha và hiệp ước riêng rẽ khác với quốc vương Hồi giáo Ternate (đảo thuộc quần đảo Molucca, Indonesia). Người Bồ Đào Nha đã đem một lượng lớn đinh hương vào châu Âu, chủ yếu từ nguồn trên quần đảo Molucca. Đinh hương khi đó là một trong các gia vị có giá trị nhất, một kg đinh hương trị giá khoảng 7 g vàng.
Việc buôn bán sau đó chuyển sang tay người Hà Lan vào khoảng thế kỷ 17. Người Pháp đã thành công trong việc đưa cây đinh hương vào trồng ở Mauritius vào năm 1770 với một sự khó khăn rất lớn; sau đó việc gieo trồng loại cây này đã được phổ biến sang Guyana, Brasil, phần lớn của Tây Ấn và Zanzibar, là những nơi mà ngày nay phần lớn đinh hương được gieo trồng.
Tại Anh, vào khoảng thế kỷ 17-18, đinh hương có giá trị ít nhất là bằng của khối vàng với cùng trọng lượng, do giá thành nhập khẩu rất cao.

Thành phần hoạt hóa

Tinh dầu đinh hương có các tính chất gây tê và kháng vi trùng, và nó đôi khi được dùng để khử mùi hôi của hơi thở hay để cải thiện tình trạng đau răng. Nó hoặc thành phần chính của nó, eugenol, được các nha sĩ sử dụng để làm dịu cơn đau sau khi nhổ răng sâu và nó là mùi đặc trưng trong các phòng mạch nha khoa. Tinh dầu đinh hương cũng được sử dụng trong hỗn hợp choji truyền thống (1% tinh dầu đinh hương trong dầu khoáng) và nó được dùng để lau chùi các lưỡi kiếm của người Nhật để ngăn cản sự mờ xỉn của mặt được đánh bóng.

Trong y học

Trong y học cổ truyền người ta còn dùng nụ hoa đinh hương phơi khô như một vị thuốc với tác dụng làm ấm tỳ, vị, thận và bổ dương. Các vị thuốc khác được phối hợp tùy theo chứng bệnh, bao gồm bán hạ, sinh khương, sa nhân, bạch truật, nhân sâm, đẳng sâm, phụ tử, nhục quế, ba kích thiên, dâm dương hoắc.

Bài thuốc từ hoa đinh hương:
Trong Đông y, hoa đinh hương thường được dùng chữa các chứng bệnh như nấc, nôn, tiêu chảy, kiết lỵ, đau bụng do lạnh, đau răng... Nụ đinh hương tốt có mùi thơm, màu hơi vàng nâu và rắn; loại màu đen và có mọt là kém hoặc đã để quá lâu.
Theo dược học cổ truyền, đinh hương vị cay, tính ấm, vào bốn đường kinh Phế, Tỳ, Vị và Thận, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), noãn thận (làm ấm thận), kích thích tiêu hóa.
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy đinh hương có tác dụng dược lý khá phong phú. Nó ức chế sự phát triển của nhiều vi khuẩn (như trực khuẩn lỵ, thương hàn, phó thương hàn, bạch hầu, than, e.coli, tụ cầu vàng), chống viêm loét đường tiêu hóa, kích thích tiết dịch mật và dạ dày nên thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm đau, chống viêm...

Một số bài thuốc:
Xuất tinh sớm: Đinh hương 20 g, tế tân 20 g đem ngâm với 100 ml rượu 75%, sau nửa tháng thì dùng được. Khi dùng, lấy dịch thuốc xoa lên đầu dương vật, sau chừng vài phút có thể hành sự.
Bệnh khớp: Đinh hương 20 g, long não 12 g, cồn 90 độ 250 ml. Ngâm 7 ngày đêm, lọc bỏ bã. Khi dùng, lấy bông thấm thuốc nắn bóp nơi đau nhức, mỗi ngày 2 lần.
Hôi nách: Đinh hương 18 g, hồng thăng đơn 27 g, thạch cao 45 g. Tất cả tán thành bột thật mịn, trộn đều, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày lấy một chút bột thuốc thoa đều vào nách, làm liên tục trong 5 ngày.
Sưng đau chân răng: Đinh hương, xuyên tiêu lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, thêm ít băng phiến, trộn với mật ong, bôi hàng ngày.
Viêm loét miệng: Đinh hương 5 g tán thành bột mịn, ngâm với nước sạch, sau 4 giờ thì dùng được, lấy tăm bông thấm dịch thuốc bôi vào vết loét.
Viêm xoang, hơi thở hôi, hắt hơi, sổ mũi: Dùng đinh hương bọc vào bông, thỉnh thoảng nút vào mũi.
Nứt đầu vú: Đinh hương 5 g tán bột, đường đỏ 5 g, hai thứ trộn đều, chế thêm 1 chén rượu trắng; đem đun cho thật khô rồi lại tán mịn, hòa với dầu vừng, bôi lên tổn thương.
Viêm nhiễm đường hô hấp, đặc biệt là vùng mũi, xoang mặt: Tinh dầu đinh hương, tinh dầu bạch đàn, menthol, trần bì, hạt mùi, natri bicarbonat, acid citric trộn đều, làm thành viên to. Mỗi lần xông họng 2-3 g. Có thể hòa vào nước, ngậm súc để cho tinh dầu bay lên.
Nấc và nôn do hư hàn: Đinh hương, thị đế, nhân sâm, sinh khương mỗi vị 9 g, sắc uống. Hoặc: Đường trắng 250 g gia một chút nước rồi đun nhỏ lửa cho chảy hết, cho gừng tươi giã nát 30 g, đinh hương 5 g vào đun cho đến khi tạo thành dạng keo, sờ tay không dính là được. Đổ ra khay có thoa dầu lạc, đợi nguội rồi cắt thành 50 miếng nhỏ, mỗi ngày ăn một vài miếng sau bữa cơm.
Thổ tả: Đinh hương 2 nụ, rượu vàng 50 ml, cho vào chén hấp cách thủy trong 10 phút, sau đó bỏ bã uống rượu.
Liệt ruột cơ năng: Đinh hương 30-60 g tán bột, trộn với rượu mạnh hoặc nước rồi đắp vào vùng rốn (đường kính chừng 6-8 cm), dùng băng cố định. Hoặc: Đinh hương, mộc hương, nhục quế, xạ hương tất cả tán bột, đắp vào rốn.
Đi lỏng: Đinh hương 30 g, xa tiền tử sao 20 g, tất bạt 10 g, hồ tiêu 5 g, nhục quế 5 g. Tất cả tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín, mỗi lần lấy 100 mg bột thuốc hòa nước đắp vào rốn, dùng băng cố định lại, 1-2 ngày thay thuốc một lần.
Hoặc: Đinh hương 5-10 g, nhục quế 4-6 g, mộc hương 5-10 g, tất cả tán thành bột mịn, đắp vào rốn. Hoặc: Đinh hương 3 g, sa nhân 6 g, bạch truật 12 g, tán bột, uống mỗi lần 2-4 g, ngày 2-3 lần.

A Tư Tiểu Khang - www.phongthuy123.com Sưu Tầm
Về Đầu Trang Go down
 
Đinh Hương
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Cẩn Thận Khi Sử Dụng Đồ Phong Thủy Hóa Giải & Tăng Cường
» Thắp Hương Mỗi Sáng - Chúc Hương Chú
» Phương Hương Nữ Thể - Mùi Hương Từ Cơ Thể Phụ Nữ
» Lì Xì Đầu Năm - Bài Thuốc Bí Truyền Trong Cung Đình Làm Đẹp Từ Hoa Đào
» Mục Đích Của Phong Thủy - Tài Đinh Quý Thọ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
www.phongthuy123.com # 論壇 風水 - 堪輿 - 河洛 - 玄學 :: Những Bí Mật Của Phong Thủy ! :: Ẩm Thực Dưỡng Sinh !-
Chuyển đến