Chúng ta thường nghe nói tới "Thiên Long Bát Bộ" đây là một khái niệm trong Kinh Phật dùng để chỉ tám cõi Chúng Sinh có uy lực Thần Thông luôn hộ trì bảo vệ cho Đạo Pháp Phật Giáo. Trong tám cõi này thì Uy Lực mạnh hơn hẳn là Cõi Thiên (Trời) và Cõi Long (Rồng) cho nên được xếp vào hàng đầu.
Long - Rồng là một Linh Vật huyền thoại có từ rất xa xưa, được cho là kết hợp hình dáng của nhiều con vật đẹp mà hình thành, như thân uốn chín khúc, đầu lạc đà, bờm sư tử, sừng hươu, mắt thỏ, thân rắn, vảy cá chép, chân như chân hổ, vuốt tựa chim ưng ... Đặc biệt trên trán có các bướu nhỏ gọi là Bác Sơn hay còn gọi là Xích Mộc, Rồng mà không có Xích Mộc, chẳng thể lên trời, hấp Khí nhà mây, biến Nước, hóa Lửa. Rồng được cho là biến hiện ở tất cả mọi nơi và chỗ nào cũng có Uy Lực riêng, như Địa Long (Rồng Đất), Thiên Long (Rồng trên trời), Hải Long (Rồng biển), Hỏa Long (Rồng lửa) ... Tuy nhiên Rồng được coi là mạnh nhất và phát huy được Uy Lực mạnh nhất là ở môi trường nước và mây. Long Vân Khánh Hội (Rồng gặp Mây vui mừng) tức là điềm đại cát, rất tốt lành.
Trong "Hoa Nghiêm Kinh" có ghi lại 10 Đại Long Vương như sau:
1 .Bì Lâu Bác Dịch Long Vương毗樓博弈龍王
2.Sa Kiệt La Long Vương娑竭羅龍王
3.Vân Âm Diệu Chàng Long Vương雲音妙幢龍王
4.Diễm Khẩu Hải Quang Long Vương焰口海光龍王
5.Phổ Cao Vân Chàng Long Vương普高雲幢龍王
6.Đức Nghĩa Già Long Vương德義迦龍王
7. Vô Biên Bộ Long Vương無邊步龍王
8.Thanh Tịnh Sắc Long Vương 清淨色龍王
9.Phổ Vận Đại Thanh Long Vương普運大聲龍王
10.Vô Nhiệt Não Long Vương無熱惱龍王
Rồng có mặt trong tất cả các nền văn minh lớn, nhưng quan điểm của phương Tây và phương Đông có sự khác biệt. Nếu phương Tây hình tượng Rồng biến thể tương tự Khủng Long và hoàn toàn mang tính tàn phá, phá hoại. Ngược lại hình tượng Rồng ở phương Đông, kể cả Ấn Độ, Trung Hoa lại mang tính chất Uy Quyền và Bảo Hộ.
Trong văn minh Trung Hoa biểu tượng Long (Rồng) được dùng rất phổ biến, được cho là đại biểu cho Uy Quyền, Cao Quý nên Long gắn liền với ngôi Quân Vương. Trong thời cổ đại, ngoại trừ các Chùa Miếu thì chỉ có Hoàng Cung mới được sử dụng hình tượng Rồng (Có năm móng). Rồng có năm móng được gọi là Ngũ Trảo Long Vương (Ngũ Trảo Long Thần) được coi là Chúa Tể của các loài Rồng. Vì theo học thuyết Kinh Dịch, Hào thứ 5 (Từ dưới lên) trong Quẻ Kép 64 Quẻ hào 5 được coi là Đắc Trung Đắc Chính là ngôi Vua vậy. Nói "Cửu Ngũ Chí Tôn" tức là nói Hào Dương ở vào vị trí thứ 5 là tối cao.
Rồng ở Biển được gọi là Hải Long Vương. Hải Long Vương được chia làm bốn biển thứ tự như sau:
- Đông Hải Long Vương: Ngao Quảng.
- Tây Hải Long Vương: Ngao Thuận.
- Nam Hải Long Vương: Ngao Minh.
- Bắc Hải Long Vương: Ngao Cát.
Ngoài Long Vương của bốn biển thì mỗi sông mỗi hồ lại có Long Vương của nơi đó trấn nhậm.
Trong Phong Thủy Học khái niệm Long được sử dụng rất phổ biến. Long tức là nói đến nguồn năng lượng vô hình dịch chuyển trên mặt đất tức Long Mạch, chịu sự tác động của Thiên Khí, Địa Khí để tạo thành những Long Huyệt là các vùng đất tối ưu để con người cũng như vạn vật phát triển. Bất kỳ một đô thị lớn hoặc một vùng dân cư đông đúc đều được hình thành tại các vùng có đầy đủ hai yếu tố Gió và Nước. Đặc biệt quan trọng là Nước, nước chính là chỗ cư ngụ của Long vậy.
Khi có một sự tác động tiêu cực từ phía con người hoặc một sự cố thiên nhiên, Long Mạch và Long Huyệt có nguy cơ bị phá hỏng. Hoặc ở một số vùng có Phong Thủy nhiều sát Khí. Khi đó người ta sử dụng các biện pháp Tâm Linh để Trấn Giữ và Hóa Giải, tạo dựng Tháp, Miếu và Tượng Long Thần, Long Vương là một phương pháp phổ biến, có hiệu quả rất tốt.
Ngũ Trảo Long Thần được tạo hình rất chuẩn xác, mình mặc Giáp Trụ biểu hiện cho sự phòng thủ rất mạnh, tay phải cầm Long Trượng là quyền lực tối cao. Ngày xưa trong chế độ quân chủ, người cầm Long Trượng trên tay thì "Thượng Đả Hôn Quân, Hạ Đả Gian Thần" tức trên đánh được Vua ngu muội, dưới đánh được kẻ bề tôi gian thần... Tay trái cầm Định Hải Minh Châu tức là viên Ngọc Quý có năng lực yên ổn vạn vật, có tác dụng trấn giữ cho Long Mạch tránh được các tác động xấu.
Đặc biệt đối với những cách cục Sát Khí nặng nề của Phong Thủy như Tử Hoàng Độc Dược, Hoàng Hắc Nhị Sát Giao Gia, Càn Khôn Quỷ Thần tượng Long Vương Đồng đều có tác dụng triệt để. Đối với những thế đất tuy có Long Mạch, nhưng hình thế trống trải, bốn bề lộng gió, tán Khí bất tụ chỉ cần chọn đúng điểm, xây miếu Long Thần, đặt tượng Long Vương là có thể chuyển đổi tình thế trở thành một vùng đất tốt về phong thủy.