Trân Trọng Thương Mến Tặng Tất Cả !!!
Nhân Dịp Kỷ Niệm Đức Phật Đản Sinh !!!
Từ Bi Là Gốc, Làm Thiện Tâm AnTừ Bi vốn là gốc rễ của Đạo Phật, yêu mến chúng sinh sẽ đem đến cho họ sự yên vui, đó là Từ; Đồng cảm với cái khổ của họ, thương xót chúng sinh, nhổ bỏ cái khổ, đó là Bi; Hai điều này kết hợp lại tức gọi Từ Bi. Người có Tâm Từ Bi, mới có thể phổ độ Chúng Sinh, mới có thể thành Phật. Phật nói "Tự tác Thiện Ác, tự thụ kỳ Báo - Tự mình làm thiện ác, tự mình chịu báo đáp". Một niệm Từ Bi tức là Thiên Đường, một niệm Ác Độc tức vào Địa Ngục. Trong Tâm luôn giữ Thiện Niệm, đó là suối nguồn hạnh phúc. Làm nhiều việc Thiện, tất có Thiện Duyên, giữ vững Từ Bi làm Thiện, tự nhiên Thân An, Tâm An.
Không Làm Mọi Việc Ác, Không Ác Tâm Tự AnPhật nói "Chư Ác Mạc Tác, Chúng Thiện Phụng Hành - Đừng làm cách việc ác, tuân làm nhiều việc Thiện", Ác Giả Ác Báo, Thiện Giả Thiện Lai, Ác nhân tuy có thể nhất thời đắc chí, song các ác nghiệp chỉ càng dày thêm. Vạn pháp đều là hưu không, nhưng Luật Nhân Quả Tuyệt Đối Không Hư Không. Rồi cũng sẽ bị Lương Tâm của mình và người khác trách tội, đó tức là Ác Báo. Có câu không làm việc gian ác, chẳng sợ Quỷ gõ cửa, làm việc trái lương tâm, tự nhiên Tâm không yên. Đức Phật nói: "Không phải cứ làm ra việc ác mới là Ác, chỉ cần trong Tâm khởi lên Ác niệm, đã là việc ác. Không thẹn với Lòng mình, tự nhiên Tâm An.
Buông Xuống Mọi Việc, Tâm Tự Nhiên AnĐức Phật nói: "Buông Xuống Mới Có Thể Giải Thoát" cái làm nhiễu loạn chúng ta chính là Tâm Linh luôn luôn lay động của chúng ta, chứ không phải là cuộc sống hiện tại, nếu như chúng ta có thể lấy một tấm lòng bình an yên ổn mà tiếp nhận đối đãi với tất cả cuộc sống, chúng ta sẽ bỏ đi tất cả tạp niệm trong Tâm, hưởng thụ một sự yên vui của cuộc. Trong thực tế cuộc sống, chúng ta không ngừng có được, không ngừng mất đi, song dù được hay mất, cũng đều nên thản nhiên tiếp thu, không cần vì được mà quá vui, vì mất mà quá buồn. Nên nhớ một điều: Buông xuống mọi việc, trong Lòng tự nhiên an.
Vô Cầu Tất Vô Địch, Vô Địch Tất Tâm AnPhật nói cái gì của bạn, cuối cùng sẽ là của bạn, không là của bạn, dù làm thế nào cuối cùng vẫn không thể là của bạn. Thường thường trong cuộc sống chúng ta luôn có nhiều mong cầu quá tầm với, không có sự mong cầu cuối cùng, được rồi lại muốn nữa, cuối cùng là càng cầu càng thấy thiếu. Mình muốn, người khác cũng muốn, vậy là tạo ra sự tranh giành, tạo một chiến trường hỗn loạn. Còn có một tâm trạng vô dục vô cầu, không bị bó buộc bởi vật chất, họ ở trong cuộc sống không tranh giành với người khác, không tạo địch thủ cho mình, khi một người có thể buông xuống mọi tư dục, tức là đạt đến cảnh giới "Vô Cầu Tắc Vô Địch, Vô Địch Tâm Tự An".
Bình Thường Tâm Thị Đạo, Đạo Tại Tâm Tự AnPhật nói, Tâm thường bằng phẳng là Đạo, Đạo không dùng Tu, song chẳng ô nhiễm. Tâm thường bằng phẳng tức là không tạo tác, không phải trái, không lấy bỏ, không ngắn dài, không phàm không thánh. Phàm thế gian trần tục, nếu thường lấy Tâm Bình Thường mà đối đãi, tức đạt đến cảnh giới như vậy; Khi vô sự, tâm thường trong sáng; Khi có việc, tâm thường dừng được; Khi đắc ý, tâm thường nhàn nhạt; Khi thất ý, tâm thường thông sảng. Tâm bình thường không phải là người không muốn Tiến Thủ, ngồi yên chịu chết. Việc đời không mãi mãi, khi các việc khó khăn trước mắt, khi sự cám dỗ trước mắt, chúng ta đều không được khuất phục, ở trong sự ham muốn thế gian mà giữ được một tấm lòng phẳng lặng, lấy tâm phẳng lặng mà nhìn khắp thế gian vạn vật, tự nhiên được Tâm an ổn.
Siêu Nhiên Sái Thoát, Khoát Đạt Tâm AnPhật nói, vượt khỏi cái vốn có là đạt cái rộng lớn, đó là một cách lý giải, là một cách tôn trọng, là một loại khích lệ, cũng là một ngọn đèn trí tuệ, nó có thể soi sáng cái ám muội của phiền não nghìn năm, khi Siêu Nhiên hiện ra thì nó không là cái thông minh nhỏ, mà là đại trí tuệ, là đại triệt đại ngọ, thấu suốt quá khứ, hiện tại và tương lai. Chỉ có siêu nhiên mới có thể bằng phẳng và thoáng đãng tất cả, có thể không trói không buộc, cũng có thể không bụi không bặm, lại có thể an nhiên tự tại, đương nhiên, siêu nhiên không phải là phóng túng vô nguyên tắc. Phật nói, muốn dùng Tâm siêu nhiên. Người nhẫn có thể không nhẫn, người hạnh có thể không hạnh, người muốn có thể không muốn, người làm có thể không làm, có thể trong phàm trần tục thế mà nhìn rõ ràng, buông xuống được, nhìn thấu được, nắm được dừng, tự có thể siêu nhiên sái thoát, từ đó có thể an tâm.
Khoan Dung Tất Là Phúc, Rộng Lớn Tâm Tự AnPhật Nói, rộng rãi với người khác, tức là đối xử tốt với chính mình, đó là một Phúc Phận, sự tổn thương của người khác như một cốc nước đắng, Tâm bạn như bằng cái cốc, tuy có thể chứa nó, song lại là tràn gập trong Tâm bạn chỉ có khổ đau; Nếu Tâm như cái bồn rộng hơn, nỗi đau sẽ không còn tràn đầy nữa; Nếu như Tâm bạn là cái hồ thì sự đau khổ càng nhỏ nữa; Còn như tâm bạn có thể như tâm Phật, như biển mênh mông vô bờ bến, thì Khổ ấy sẽ không còn vị đắng nữa, mà là một loại giúp thêm cho sự tăng tiến Tâm Linh, lấy độ rộng của Tâm Mệnh mông chứa đựng những đau khổ hữu hạn, là vượt qua đau khổ, là biến đau khổ thành ngọt lành. Biển chứa được trăm sông, chỉ bởi rộng vô bờ, thế gian này rộng nhất là biển, so với biển chỉ có bầu trời, độ rộng của bầu trời và biển cả vốn là cái mà con người ai cũng mong muốn, làm người cần có Tâm Rộng Rãi, có Tâm Rộng, Có Độ Lượng Khoan Thứ là có Phúc, “Độ Đại Tâm Tự An” vậy.
Thường Nhớ Cảm Ân Tình, Trong Tâm Tự Nhiên AnPhật nói, Cảm Nhớ Ân Tình là một cách hành thiện, chúng ta cần cảm ơn tất cả những vì người khác làm với mình, cảm ơn vạn vật thế gian và Cảm Ơn cần Báo Ơn. Cảm Ơn là một Thái Độ với cuộc sống, là một Phẩm Đức, là một Đại Trí Tuệ, một con người chỉ cần trong lòng luôn giữ sự Cảm Ơn, thì mới hiểu được sự Trân Trọng, hiểu được Tôn Kính, hiểu được Trách Nhiệm, và mới cảm thụ được cuộc sống tốt đẹp, Tình thường mang lòng Cảm Ơn, tất thường được ân trạch của Thiện Niệm, Tâm Cảnh tự nhiên An Ninh.
Nhìn Thấu Rõ Ràng, Tự Tại Tâm AnPhật Nói, nhìn thấu mới có thể có được Tự tại, có được Giải Thoát; Cuộc đời con người chắc chắn không ít thì nhiều đều ít nhiều, hoặc nặng nhẹ Thành Bại, Vinh Nhục, Phúc Họa, Được Mất...đối diện với các khổ nạn, đường đời chân bước gập ghềnh gian nan; Nếu cứ đem nhốt mình trong vòng ưu sầu bi khổ chìm đắm, tức là tự mình đã xóa đi màu sắc tươi đẹp của cuộc sống, ở thế gian đầy ưu tư này, Tâm Linh cần như núi cao bất động, chốn hồng trần mù mịt bụi bay chỉ có mắt Tuệ mới nhìn xuyên lớp mù ấy. Đem tất cả mọi sự nhìn cho thấu tỏ, mới có thể bình thản, mới có thể nhẹ nhàng bước qua, Tâm Tự nhiên được An Ninh.
Tùy Duyên Mà Làm, Tùy Gặp Mà YênPhật nói, nếu muốn được Tâm An, cần phải tất cả tùy Duyên mà làm, tùy gặp mà An; Tùy duyên không phải sai rồi sai tiếp, đó là cẩu thả, Tùy Duyên tức là Tận Nhân Sự, mới biết được Thiên Mệnh, “Tùy” không là chết cứng ở theo, là thuận với sự Tự Nhiên, không oán thán, không giành giật, không quá độ, không cưỡng cầu; Tủy không phải tùy tiện, là nắm lấy cơ hội, không là bi quan, không là ấn tượng, không là hoảng loạn, không là vong ơn, nắm chặt nắm tay bạn, trong lòng tay là không có gì; Xòe lòng bàn tay ra, bạn có thể nâng cả thế giới.