Phong Thủy Học đã được lưu truyền vài nghìn năm. Các môn các phái ngày càng nhiều, mỗi phái căn bản đều nói là Thuật Phong Thủy của Dương Quân Tùng. Hiện tại trong giới học thuật Phong Thủy Lưu Phái tồn tại chủ yếu gồm Tam Hợp Phong Thủy (Cổ phái và Tân phái), Huyền Không Phong Thủy (Huyền Không Đại Quái, Huyền Không Phi Tinh, Huyền Không Lục Pháp, Tử Bạch Phi Tinh), Bát Trạch Phái, Bát Tự Phái...Bởi có nhiều môn nhiều phái như vậy khiến cho người đọc học Phong Thủy hoa mắt chóng mặt, thật giả khó phân, không biết theo lối nào.
Vậy thì trong số rất nhiều môn phái đó, cuối cùng đâu là học thuật Phong Thủy của Dương Công truyền lại ? Phong Thủy Học lưu truyền đã mấy nghìn năm, trải qua nhiều binh hỏa chiến loạn, tài liệu thất tán tản mát nhiều khiến việc nghiên cứu đâu chân chính là học thuật Phong Thủy của Dương Công rất khó. Sự thực Dương Quân Tùng không phải là người đầu tiên sáng tạo ra Phong Thủy, ông cũng không là sự kết thúc của Tri Thức Phong Thủy, Ông có thể nói là người phát triển mạnh mẽ học thuật Phong Thủy vào thời nhà Đường, do lúc đó có nhiều cơ duyên khiến Dương Công nắm vững trong tay cả lý thuyết với thực hành của Phong Thủy Học. Song không thể nói học thuật của Ông là hoàn chỉnh hết, cũng không phải là cái gì cũng Linh nghiệm và hoàn toàn hợp lý. Trên thực tế mỗi lưu phái Phong Thủy đều có căn cứ lý luận, có chăng ở chỗ Lý Luận đó có đáng tin cậy hay không. Ứng dụng vào thực tế có linh nghiệm hay không. Bản thân tôi cho rằng, nếu chúng ta có sự thâm cứu đối với lý luận các môn phái Phong Thủy, lại đem ứng dụng vào thực tế xem sự nghiệm chứng, vậy thì mới có thể phủ định định hoặc khẳng định nó, nếu không làm một cách khách quan, ắt dễ sai lầm vậy.
Phong Thủy Tiếp Nối Tựa Như Một Dòng Suối Đi Ra Biển Lớn Bởi vì, muốn phân biệt sự chân giả trong thuật Phong Thủy là một việc không dễ, nó là một quá trình kết nối sự nỗ lực học tập nghiên cứu của nhiều lớp người. Cho nên trong HỌC THUẬT PHONG THỦY SỰ TRUYỀN THỪA LÀ CỰC KỲ TRỌNG YẾU. Các bậc Phong Thủy Tiền Bối sẽ chỉ cho chúng ta cái gì có độ ứng chuẩn cao, cái gì ứng chuẩn thấp, cái gì là chân, cái gì là giả.
Các bạn đều biết, thuật Phong Thủy chủ yếu gồm có Loan Đầu Hình Lý và Lý Khí là hai bộ phận lớn. Loan Đầu có thể thấy, có thể tìm cũng dễ hiểu, Lý Khí ngược lại khó thấy khó hiểu thấu. Sự tranh luận và phân chia trong Phong Thủy học chủ yếu cũng ở chô Lý Khí. Bước chủ yếu nhất của Lý Khí chính là vấn đề Lập Hướng. Làm sao để lập hướng nạp vào Vượng Khí ? Đó là vấn đề mà Phong Thủy cho rằng cực kỳ quan trọng. Mối phái Phong Thủy có cách hiểu về Vượng Khí khác nhau. Chủ yếu chia ra làm hai loại: - Một là lấy căn cứ Sinh Vượng Mộ Tuyệt Ngũ Hành của 10 Can với 12 Chi làm chủ yếu tổ hợp thành. Đây là các môn phái như Cổ Pháp Tam Hợp, Tân Pháp Tam Hợp, 24 Sơn Phong Thủy...Hai là dùng “Quái Tượng” để biểu hiện sự Cát Hung, thu bỏ. Các phải chủ yếu gồm Huyền Không Đại Quái, Huyền Không Phi Tinh, Bát Trạch, Huyền Không Lục Pháp....
Vậy đối với các môn phái Phong Thủy ở trên, cuối cùng cái nào có độ chuẩn xác cao nhất, lý luận nào có căn cứ hợp lý nhất ? Bằng vào sự nghiên cứu lý thuyết cộng thực hành nhiều năm, lại tham bác các Đại Sư cao minh Phật, Đạo, Tục ở khắp Cảng, Đài, Lục, chúng tôi có thể khẳng định với các bạn, trong các lý thuyết về Phong Thủy, Cổ Pháp Tam Hợp, Huyền Không Lục Pháp (Gồm cả Huyền Không Đại Quái) có lý luận căn cứ gần gũi Quy Luật Tự Nhiên, trong đó Huyền Không Lục Pháp có sự nghiệm chứng nhỉnh hơn. Huyền Không Phi Tinh có thể nói là phát minh sáng tạo của các bậc Tiền Hiền Thánh Giả, lý luận của nó có phần liên quan đến thuật dự báo “Kỳ môn độn giáp”. Trên thực tế kiểm tra kết quả, độ chuẩn xác của nó có thể đạt tới trên 85%. Ngoài ra Tiên Hậu Thiên Thủy Pháp cũng có độ chuẩn xác khá cao, đó là sự kiểm nghiệm ở Thủy Pháp.
Theo một số vị Thầy có kiểm nghiệm thực tế đã lâu (Đặc biệt trong Phật Môn), Bát Trạch Phái Phong Thủy cũng có xác suất khá cao, song cách nhìn nhận và sử dụng Bát Trạch Phái hiện tại có nhiều khác biệt. Bị giới Phong Thủy Học tranh cãi và nhiều nghi ngờ là bộ môn Quá Lộ Âm Dương thực tế là xuất phát từ Huyền Không Lục Pháp của Đạo Gia, song lý luận của Huyền Không Lục Pháp có bộ phận Quá Lộ Âm Dương không có. Những bộ phận đó lại là những phần quan trọng nhất, đó là bộ phận tính toán vận trình của Phong Thủy Học. Nếu đã từng nghiên cứu qua Huyền không Lục Pháp và Quá Lộ Âm Dương thì đều có thể thấy Quá Lộ Âm Dương là sự chắp vá, lý luận của nó thiếu tính đồng bộ và nhất quán.
Thầy dạy chúng tôi khi truyền dạy chủ trương “Phong Thủy Toàn Diện” cho nên cho rằng Phong Thủy đều là một Phái một Nhà, phàm là phù hợp với Đạo của Tự Nhiên Vũ Trụ thì đều có thể dùng. Trên thực tế cho thấy các Minh Sư dù ở trong Phật Môn, Đạo Môn hay Tục Thế đều chủ trương như vậy. Trong Đạo Môn còn truyền dạy một bộ phận Phong Thủy có Phù Lục và Pháp Thuật, đó là một cách nghiên cứu, tìm hiểu, ứng dụng và cải tạo tự nhiên.