www.phongthuy123.com # 論壇 風水 - 堪輿 - 河洛 - 玄學
Thân Mến Kính Chào Các Bạn Tham Gia Sinh Hoạt Tại Diễn Đàn !
- Tại Diễn Đàn này các bạn có thể đọc học, rất nhiều các kiến thức chính xác về Phong Thủy - Mệnh Lý Học !
- Theo dõi các tin tức cập nhật về Vận Hạn, Năm Tháng, cũng các thành tựu nghiên cứu mới nhất về Kinh Dịch và Phong Thủy Học .
- Đặt câu hỏi ! Nhận câu trả lời cho các vấn đề thắc mắc Huyền Học trong cuộc sống !
Hiện Chúng Tôi Sẽ Tiếp Tục Đăng Các Bài Mới Về Nhiều Lĩnh Vực, Nhiều Kiến Thức Mới Thiết Thực Hơn Nữa Về Nhân Tướng - Mệnh Lý - Phong Thủy ! Mời Các Bạn Đón Xem Và Đóng Góp Ý Kiến !
- Chúng Tôi Bắt Đầu Thử Nghiệm Mở Thêm Chuyên Mục Viết Về Tâm Lý Học Cầm Quyền Và Kỹ Năng Sống Được Tập Hợp Từ Các Cổ Thư (Chủ Yếu Là Trung Hoa) Nhằm Giúp Các Bạn Hiểu Thêm Về "Xử Kỷ Tiếp Vật". Hãy Đăng Ký Làm Thành Viên Luận Đàn Để Đọc Và Tìm Hiểu Nhiều Kiến Thức Hơn !

Kính !
www.phongthuy123.com # 論壇 風水 - 堪輿 - 河洛 - 玄學
Thân Mến Kính Chào Các Bạn Tham Gia Sinh Hoạt Tại Diễn Đàn !
- Tại Diễn Đàn này các bạn có thể đọc học, rất nhiều các kiến thức chính xác về Phong Thủy - Mệnh Lý Học !
- Theo dõi các tin tức cập nhật về Vận Hạn, Năm Tháng, cũng các thành tựu nghiên cứu mới nhất về Kinh Dịch và Phong Thủy Học .
- Đặt câu hỏi ! Nhận câu trả lời cho các vấn đề thắc mắc Huyền Học trong cuộc sống !
Hiện Chúng Tôi Sẽ Tiếp Tục Đăng Các Bài Mới Về Nhiều Lĩnh Vực, Nhiều Kiến Thức Mới Thiết Thực Hơn Nữa Về Nhân Tướng - Mệnh Lý - Phong Thủy ! Mời Các Bạn Đón Xem Và Đóng Góp Ý Kiến !
- Chúng Tôi Bắt Đầu Thử Nghiệm Mở Thêm Chuyên Mục Viết Về Tâm Lý Học Cầm Quyền Và Kỹ Năng Sống Được Tập Hợp Từ Các Cổ Thư (Chủ Yếu Là Trung Hoa) Nhằm Giúp Các Bạn Hiểu Thêm Về "Xử Kỷ Tiếp Vật". Hãy Đăng Ký Làm Thành Viên Luận Đàn Để Đọc Và Tìm Hiểu Nhiều Kiến Thức Hơn !

Kính !
www.phongthuy123.com # 論壇 風水 - 堪輿 - 河洛 - 玄學
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

www.phongthuy123.com # 論壇 風水 - 堪輿 - 河洛 - 玄學

Kiến Thức-Phong Thủy -Huyền Bí Học ! Liên Hệ: 34/70 Tô Vũ - p.Đằng Giang - q.Ngô Quyền - Hải Phòng: 0936574189
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Triết lý Của Kiếm Thánh Miyamoto Musashi Trong Ngũ Luân Thư

Go down 
Tác giảThông điệp
a tư tiểu khang
Thừa Tướng
Thừa Tướng
a tư tiểu khang


Tổng số bài gửi : 723
Join date : 12/12/2008

Triết lý Của Kiếm Thánh Miyamoto Musashi Trong Ngũ Luân Thư Empty
Bài gửiTiêu đề: Triết lý Của Kiếm Thánh Miyamoto Musashi Trong Ngũ Luân Thư   Triết lý Của Kiếm Thánh Miyamoto Musashi Trong Ngũ Luân Thư Icon_minitime26/5/2014, 12:36 pm

Triết lý Của Kiếm Thánh Miyamoto Musashi Trong Ngũ Luân Thư Vn0c90
"Người ta vẫn nói, để hiểu được người Nhật tu dưỡng bản thân hằng ngày thế nào, các doanh nghiệp Nhật lập chiến lược kinh doanh của mình ra sao, các chính trị gia ra quyết định thế nào, thì phải đọc tác phẩm kinh điển Go Rin No Sho (Ngũ Luân Thư) của Kiếm Thánh Miyamoto Musashi."
Tử địa Sekigahara là cách người ta gọi trận chiến cực kỳ khốc liệt giữa hai phe lãnh chúa Nhật Bản, phe Đông Quân và phe Tây Quân, diễn ra ngày 15 tháng thứ 9 niên hiệu Khánh Trường thứ 5 (ngày 21 tháng 10 năm 1600), tại Sekigahara, thuộc tỉnh Gifu ngày nay. Gọi là tử địa vì sau trận chiến khốc liệt ấy đã có bảy mươi ngàn người chết, còn Seigahara được coi là trận đánh lớn nhất lịch sử Nhật Bản.
Một kiếm khách mười sáu tuổi, tên là Miyamoto Musashi, bước vào trận đánh với tư cách là võ sĩ bên Tây Quân, sau đó là phe thua trận. Kiếm khách trẻ trung và cuồng nhiệt ấy đã chiến đấu anh dũng qua ba ngày của trận chiến.Chàng không chỉ sống sót và bước ra khỏi tử địa mà còn thoát khỏi chuỗi ngày gian nan bị phe chiến thắng truy sát. Kể từ ngày đó, kiếm khách này vân du khắp nơi chỉ để luyện kiếm, báo thù và tham dự các cuộc quyết đấu sinh tử. Mushashi không thất bại một lần nào và trở thành sư tổ của môn phái sử dụng song kiếm có tên Nhị Thiên Nhất Lưu. Sau này ông được người Nhật gọi là Kensei (Kiếm Thánh).
Triết lý Của Kiếm Thánh Miyamoto Musashi Trong Ngũ Luân Thư Im2r29
Người ta vẫn nói, để hiểu được một người Nhật bước chân ra thế giới bên ngoài để kinh doanh, thì phải hiểu cái tinh thần của một chiến binh bước vào tử địa Seigahara.
Để hiểu được các quan chức chính phủ hoặc tập đoàn Nhật Bản đồng loạt từ chức để bảo vệ uy tín cho lãnh đạo, cũng giống như các samurai thuộc hạ tự mổ bụng tuẫn tiết (hara-kiri) để tránh cho mình và “tướng quân” của mình bị làm nhục, thì phải hiểu được tinh thần võ sỹ đạo.
Và để hiểu được người Nhật tu dưỡng bản thân hằng ngày thế nào, các doanh nghiệp Nhật lập chiến lược kinh doanh của mình ra sao, các chính trị gia ra quyết định thế nào, thì phải đọc tác phẩm kinh điển Go Rin No Sho (Ngũ Luân Thư) của Kiếm Thánh Myamoto Musashi.
Go Rin No Sho là quyển sách về binh pháp được Kiếm Thánh Musashi viết trong những tuần lễ cuối đời khi ông ở ẩn trong hang núi. Kể từ khi được dịch sang Anh ngữ với tên A Book of Five Rings, cuốn sách được nghiền ngẫm từ giảng đường Havard nơi các sinh viên sử dụng sách như cẩm nang để thành công trong cuộc đời, đến các doanh nhân đọc để có cách nghĩ mới về chiến lược kinh doanh và các nhà quân sự cao cấp đọc để biết những nguyên tắc của một binh pháp thư chưa bao giờ sai suốt 300 năm kể từ khi được viết ra.
Tạp chí Time ca ngợi cuốn sách rất ngắn gọn: “Ở phố Wall, khi Musashi cất tiếng, tất cả lắng nghe”.
Time cũng viết “Go Rin No Sho là câu trả lời của Nhật Bản cho Havard MBA”.
Với những doanh nghiệp đang khát khao chinh phục phương Tây giống như người Nhật cũng rất nên đọc cuốn sách này, bởi như Time Out viết: “Nếu bạn tò mò tại sao người Nhật có thể xông pha giữa cộng đồng kinh doanh phương tây dễ như lưỡi kiếm samurai cắt ngang miếng bơ, câu trả lời không nằm trong những xí nghiệp hay những máy móc tự động. Câu trả lời nằm trong sách binh pháp Go Rin No Sho”.
Giới quân sự và chính trị thì ngầm so sánh Go Rin No Sho với Tôn Tử Binh Pháp khi cho rằng binh pháp của Tôn Tử chỉ là sách dành cho bậc tướng, còn Go Rin No Sho mới là sách cho bậc vương.
Dựa trên triết lý của Zen (Thiền) và cách tiếp cận thực dụng để làm chủ kỹ năng chiến thắng, Go Rin No Sho được cho là cuốn cẩm nang sâu sắc nhất từng được viết ra trên thế giới này. Với doanh nhân, đây là cuốn cẩm nang chiến lược kinh doanh. Với nhà chính trị quân sự, đây là cẩm nang binh pháp. Với tất cả những ai yêu thích kinh doanh và quân sự, đây là cuốn sách không dễ đọc nhưng rất đáng để nghiền ngẫm.
Sau chiến thắng của Đông Quân ở trận chiến Sekigahara, Chúa Tokugawa Ieyasu chính thức trở thành Shogun của Nhật Bản và là Shogun đầu tiên của Mạc Phủ Tokugawa. Mạc Phủ Tokugawa đặt chính quyền của mình ở Edo (ngày nay là Tokyo). Từ đây, một thời kỳ thanh bình tương đối lâu dài mở ra với đất nước Nhật Bản (1603-1867).
Thời kỳ Tokugawa (còn được gọi là thời kỳ Edo) đánh dấu sự chuyển biến lớn lao trong lịch sử xã hội Nhật Bản. Bộ máy của Tokugawa không chỉ kiểm soát chính quyền, luật pháp, giáo dục mà còn kiểm soát trang phục và hành vi của các giai cấp vốn được phân biệt rất rạch ròi: samurai, nông dân, nghệ nhân và thương nhân. Samurai là giai cấp tinh hoa nhất.
Tinh thần Bushido (võ sỹ đạo) được hình thành và phát triển trong suốt hai thế kỷ rưỡi thanh bình của thời kỳ Tokugawa. Trong thời gian này có nhiều binh thư được các Samurai đọc để tiếp thu và rèn luyện tinh thần sống mà không quan tâm đến cái chết. Họ hiểu và chấp nhận lối sống khổ hạnh, tu dưỡng tinh thần và lý tưởng. Sẵn sàng dâng hiến bản thân mình cho cái hay, cái đẹp của võ đạo. Họ đọc sách, nghiền ngẫm và rèn luyện phân biệt thiện ác, để trong nguy nan họ sẵn sàng hiến sinh mạng của mình cho thị tộc và lãnh chúa của mình. Tinh thần võ sỹ đạo đó tồn tại trong tư tưởng của người Nhật Bản cho đến tận ngày nay.
Dưới thời Tokugawa, các đội quân địa phương bị giải tán. Mặc dù Tokugawa và một số lãnh chúa vẫn tuyển dụng samurai nhưng phần lớn các samurai trở nên thất nghiệp. Một số samurai sống được nhờ sở hữu điền trang, số còn lại phải chuyển sang làm nghề thủ công hoặc làm kiếm khách lang thang. Thiên hạ thái bình đã khiến cho tầng lớp chiến binh trở thành người thừa, họ phải chuyển đổi thành giai cấp khác để nuôi giữ tinh thần thượng võ cổ xưa. Đây cũng là thời kỳ nở hoa của Kiếm Đạo (Kendo).
Kể từ khi tầng lớp samurai hình thành ở Nhật Bản từ thế kỷ thứ tám, nghệ thuật quân sự luôn được coi là hình thái học thuật cao nhất, được truyền cảm hứng nhờ dạy Thiền và cảm nhận Thần Đạo. Còn Kiếm Đạo luôn đồng nghĩa với sự cao quý.
Musashi là một samurai ở đầu thời kỳ Tokugawa. Nhưng khác với các samurai từ bỏ đao kiếm, Musashi vẫn kiên trì theo đuổi mẫu hình của kiếm khách lý tưởng để kiếm tìm sự giác ngộ trên con đường gian nan của Kiếm Đạo.
Trong phần “binh pháp” ngắn gọn thuộc Địa Thư của Go Rin No Sho, ta có thể thấy triết lý của Musashi ngay trong lời phê phán những samurai vì mưu sinh mà kiếm tiền bằng nghề dạy đánh kiếm: “Nếu ta nhìn vào thế giới, ta thấy các môn nghệ thuật được đem bán. Người ta dùng khí tài để bán chính bản thân mình. Cũng như đối với hạt và quả, cái hạt ngày càng ít quan trọng hơn quả. Trong cái đạo binh pháp đó, cả người dạy lẫn người học đều chú tâm để phơi bày kỹ thuật hoa mỹ. Họ tìm cách để đóa hoa nở vội. Họ nói Đạo trường này Đạo trường kia. Họ tìm kiếm tư lợi. Có người đã từng nói: Binh pháp sơ lậu là căn nguyên khổ ải. Lời nói thật chí lý”.
Hy sinh cả cuộc đời cho kiếm đạo, chấp nhận cuộc sống khổ hạnh, cấm dục và nhẫn nhục của Musashi đã đi vào nhiều tác phẩm văn học, trong đó có tiểu thuyết kiếm hiệp kinh điển “Miyamoto Musashi” của văn hào Yoshikawa Eiji. Tiểu thuyết kiếm hiệp này là best-seller ở nước Nhật thời trước Đệ nhị thế chiến. Cuộc đời và lý tưởng võ sĩ đạo cao cả của Musashi chính là liều doping cho tinh thần cực đoan của dân Nhật, từ người dân đến binh lính, từ sĩ quan tới lãnh đạo chính trị, giúp họ tiến hành cuộc chiến tranh quy mô lớn ở Trung Quốc, Đông Dương và Thái Bình Dương. Hơn nữa, khi thế chiến kết thúc và Nhật Bản thành kẻ thua cuộc, người dân Nhật Bản lại đọc tiểu thuyết “Miyamoto Musashi” và dựa vào nguồn lực tinh thần của Musashi để tái thiết đất nước trong hoàn cảnh: kinh tế thì đổ nát bên ngoài, con người thì đổ vỡ bên trong.
Kiếm khách vô song từ thế kỷ 17 Musashi tiếp tục đồng hành với người dân Nhật Bản trong suốt thế kỷ 20: khi nước Nhật gây chiến với thế giới, khi nước Nhật chiến bại, khi nước Nhật tái thiết. Tinh thần của Musashi đã dẫn dắt nước Nhật Bản thành cường quốc của thế kỷ 20.
Miyamoto Musashi là ký ức và là tương lai của tinh thần Nhật Bản.
Shinmen Musashi No Kami Fujiwara NoGenshin, hay còn được biết nhiều hơn với tên Miyamoto Musashi sinh năm 1584 trong một gia đình Samurai có gốc gác lâu đời. Số phận nghiệt ngã đến với ông rất sớm khi trở thành trẻ mồ côi năm bảy tuổi.
Năm mười ba tuổi, với sức vóc mạnh mẽ hơn lứa tuổi của mình cộng với tài năng và sự hung hãn bẩm sinh, Musashi đã có tham gia cuộc quyết đấu đầu tiên của đời mình với kiếm thủ Thần Đạo Lưu có tên là Arima Kihei. Với thanh mộc kiếm trong tay, Musashi đã đánh kiếm thủ lớn tuổi hơn này ngã xuống, rồi dùng mộc kiếm đập vào ông này vào đầu cho đến chết.
Năm mười sáu tuổi Musashi tham dự cuộc quyết đấu thứ hai và đánh bại võ sĩ tài năng Tadashima Akiyama.
Sau trận chiến Sekigahara, Musashi đến Kyoto là thủ đô Nhật Bản lúc bấy giờ để tìm gia đình cừu hận Yoshioka, thách đấu và đánh bại cả ba anh em võ sĩ lừng danh của gia tộc này. Musashi dùng mộc kiếm đánh gục người anh thứ nhất, đánh chết người anh thứ hai bằng cách chém mộc kiếm vào đầu, và giết người thứ ba bằng cách dùng kiếm thép xả thân võ sĩ này.
Sau cuộc quyết đấu có tính trả thù này, Musashi bắt đầu từ bỏ kiếm thép và chỉ sử dụng mộc kiếm. Trong một lần thách đấu với kiếm sĩ giỏi nhất của lãnh chúa Matsudaira, Musashi dụng song kiếm đánh bại võ sĩ này nhưng không giết chết. Ngay lập tức chính lãnh chúa Matsudaira thách đấu với Musashi và bị Mushashi dùng tuyệt chiêu “Thạch Hỏa” để hạ gục nhưng không giết chết. Lãnh chúa Matsudaira chấp nhận thua cuộc, mời Musashi ở lại và tôn làm sư phụ.
Musashi dọc ngang Nhật Bản, trả thù, thách đấu và bị thách đấu như vậy đến năm hai chín tuổi. Giai đoạn này giúp Musashi có những trải nghiệm để xây dựng kiếm pháp của riêng mình.
Kiếm pháp do Musashi phát triển là lối tập kiếm tự thân sáng tạo dựa trên kinh nghiệm chiến đấu thực tế. Ông là bậc thầy của các trường phái song kiếm (Nhị Đao Lưu – Nito Ryu, Nhị Thiên Nhất Lưu – Niten Ichi Ryu, Thần Đạo Nhị Thiên Nhất Lưu – Shinmen Niten Ichi Ryu) sử dụng một trường kiếm và đoản kiếm. Kiếm pháp do Musashi sáng lập sử dụng hai thanh trường kiếm có tên là Nhị Thiên Nhất Lưu. Tên này là do tư thế cầm hai trường kiếm vung trên đầu của ông. Tuyệt chiêu của kiếm pháp Niten (Nhị Thiên) là dùng “hợp kiếm”, và “giao kiếm”: hai thanh kiếm cùng lúc chuyển động tới mục tiêu thay vì một thanh phòng thủ và một thanh tấn công.
Vào độ tuổi gần ba mươi Musashi trở thành huyền thoại sống và được coi là đệ nhất kiếm khi ông đánh bại và giết chết đại cừu thù và cũng là kiếm thủ thượng thừa Sasaki Korijo ở đảo Ganryu Shima. Ông đánh bại Sasaki bằng một thanh mộc kiếm ông tự đẽo từ mái chèo của con thuyền ông dùng để bơi ra đảo.
Ở tuổi ba mươi, sau khoảng sáu mươi trận quyết đấu bất bại, Musashi bỗng từ bỏ quyết đấu. Có lẽ ở đỉnh cao danh vọng ấy ông nhận ra mình vẫn còn yếu kém và con người không có ai là vô khuyết. Từ năm ba mươi tuổi đến năm năm mươi tuổi, kiếm khách Musashi trở thành một nghệ nhân lừng danh trong các lĩnh vực nghệ thuật mà ông tham gia: điêu khắc, thư pháp và tranh thủy mặc.
Ở tuổi năm mươi ông viết: “Ta đã nhận ra chân đạo”.
Suốt phần đời còn lại ông chỉ luyện kiếm, dạy kiếm, phát triển kiếm pháp, tư duy binh pháp và viết sách. Ông thực hành, chiêm nghiệm Thiền và Kiếm đạo để tìm ra chân lý. Musashi trở thành biểu tượng của sự phá chấp, huỷ bỏ mọi chấp ngã, từ hành động đến nhận thức.
“Thần đạo và Kiếm đạo vốn dĩ chỉ là một. Vì cả hai cùng dẫn đưa con người đến một mục đích là diệt ngã”.
Đệ nhất kiếm khách Musashi đã trở thành Kiếm Thánh. Một kiếm khách mà ẩn chứa bên trong lại là một vị đại thiền sư.
Ngoài kiếm đạo, tất cả những lĩnh vực nghệ thuật mà Musashi tham gia, từ thư pháp, tranh thủy mặc đến tranh khắc gỗ, từ rèn kiếm đến điêu khắc, ông đều là bậc thầy. Ông trở thành bậc thầy vì ông không có thầy. Ông tự mình rèn luyện, tìm tòi,cải cách, sáng tạo. Ông xóa bỏ lối mòn, kể cả lối mòn do chính mình tạo ra.
Ông đập vỡ các chấp ngã trong chính bản thân mình để mở cái ngã của mình ra với cả thế giới, hài hòa với âm-dương, với thiên-địa và trên tất cả là hòa hợp con người với tự nhiên.
Ông nói: “Không có nghề cao quý,chỉ có con người cao quý. Không có kiếm pháp vô địch, chỉ có con người vô địch”.
Ông cũng nói: “Khi ngươi đã thấu hiểu cái đạo của binh pháp, sẽ chẳng có một thứ gì ngươi không thể hiểu”.
Năm 1643 Musashi lánh đời về ở ẩn trong một hang núi có tên Reigendo. Ở đây, trong những tuần cuối đời ông viết cuốn binh thư Go Rin No Sho.
Go Rin No Sho ngày nay đứng đầu bảng trong tất cả các thư viện Kiếm đạo. Đây là cuốn sách độc đáo nhất trong các sách binh pháp khi nó đề cập đến binh pháp chiến trận và thuật chiến đấu cá nhân bằng cùng một cách tiếp cận. Cuốn sách không phải là thuyết về binh pháp thuyết, mà theo lời của Musashi cuốn sách này là cẩm nang cho những người đàn ông muốn học binh pháp.
Bởi nó là cẩm nang, nội dung của nó luôn vượt lên trên tầm hiểu biết của những ai đọc nó. Đọc sách này càng nhiều lần, người đọc càng tìm thấy nhiều hơn trong từng trang sách.
Nhãn quan Kiếm đạo trong sách của Musashi cực kỳ đa dạng. Kẻ nhập môn có thể đọc sách này ở đẳng cấp nhập môn. Những bậc thầy cũng đọc những trang sách này nhưng ở đẳng cấp cao hơn. Sách không chỉ áp dụng cho quân sự, mà có thể dẫn đường cho bất cứ chiến lược gia nào, từ kinh doanh đến chính trị, miễn là ở lĩnh vực áp dụng người ta cần lập kế hoạch và có chiến thuật cho mọi tình huống.
Mọi kế hoạch kinh doanh, mọi chiến dịch quân sự, đều có thể dùng Go Rin No Sho làm cẩm nang dẫn lối. Ngay cả một người bình thường, cũng có thể đọc Go Rin No Sho để hoàn thiện cuộc sống của mình. Và triết lý của cuốn binh thư này có thể ảnh hưởng đến người đọc trong suốt cuộc đời.

Theo TẠP CHÍ TIA SÁNG

Miyamoto Musashi (Nhật: 宮本 武蔵 Miyamoto Musashi?, Cung Bản Vũ Tàng) (sinh 1584 - mất 19/5 (tức 13/6) năm 1645) là kiếm sĩ đã sáng lập trường phái Hyōhō Niten Ichi-ryū (兵法二天一流, Binh pháp nhị thiên nhất lưu; còn gọi là 二刀一, nitōichi, Nhị đao nhất) sử dụng song kiếm. Được đánh giá là "kiếm sĩ trong thiên hạ" của Nhật Bản thời tiền Tokugawa, Miyamoto Musashi đã trải qua một cuộc đời của một samurai chưa từng thất bại trước bất cứ đối thủ nào.
Musashi sinh trưởng vào thế kỷ 17 trong Thời kỳ Azuchi-Momoyama (1568-1603), thời đại của những cuộc nội chiến liên miên trên đất nước Nhật Bản. Thuở nhỏ chàng mang tên Shinmen Takezō và sau được Takuan Shoho, một thiền sư lỗi lạc của Nhật Bản, đổi âm đọc Takezō thành Musashi theo âm Hán tự của chữ 武蔵).
Những năm đầu đời Takezō bị cả làng xa lánh như thể cậu là đứa con của quỷ, tất cả là vì bản tính hoang dã và thích phá phách của mình. Takezō đã bỏ nhà ra đi khi mới 17 tuổi cùng một người bạn, đó chính là Honiden Matahachi. Takezō gia nhập vào đội quân của Toyotomi, cậu cùng người bạn thân nhất của mình tham gia vào trận chiến nổi tiếng Sekigahara chống lại bè đảng của Tokugawa. Tuy nhiên trong trận đánh này quân của Tokugawa đã hoàn toàn thắng lợi, mở đầu cho một triều đại mới kéo dài gần 300 năm.
Takezō và Matahachi đã may mắn sống sót trong trận đánh này, về sau đã thề rằng sẽ làm được những điều vĩ đại trong cuộc đời mình. Nhưng sau đó họ buộc phải đi theo những con đường khác nhau.
Bị săn đuổi, Takezō trở thành tội phạm, anh phải thay đổi họ tên để tránh một cái chết ô nhục. Trên chặng đường dài ấy, từ một kẻ lạnh lùng, hoang dã, Takezō đã trưởng thành, thay đổi để trở thành một Miyamoto Musashi, kiếm sĩ nổi danh và thành công nhất của Nhật Bản với những trận đấu chưa hề chịu thất bại, và đặc biệt là trận đối đầu sinh tử với Sasaki Kojiro, một kiếm sĩ có biệt danh Ganryū (Ngạn Liễu), với thanh kiếm mang tên "cây sào phơi" và những tuyệt chiêu được luyện thành khi chém đôi chim nhạn đang bay và chẻ dọc những cành dương liễu trên đảo Ganryūshima.
(Những điều nói trên đây chỉ là tiểu thuyết của Yoshikawa Eiji thôi, đời thực của ông không như vậy. Takezo chỉ là cái tên tưởng tượng do Yoshikawa nghĩ ra mà thôi)

A Tư Tiểu Khang - www.phongthuy123.com tổng hợp.
Về Đầu Trang Go down
 
Triết lý Của Kiếm Thánh Miyamoto Musashi Trong Ngũ Luân Thư
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Bản Chất Của Thành Công Và Thất Bại
» Bốn Điểm Tựa Quan Trọng Trong Phong Thủy Học Nhà Ở
» Mười Triết Lý Sống Của Sói !
» Hoài Kiếm ...
» Bản Đàn Tranh (Thập Lục) Pháp Thân Thanh Tịnh !

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
www.phongthuy123.com # 論壇 風水 - 堪輿 - 河洛 - 玄學 :: Lãng Đãng Phong Vân :: Phi Long Phóng Bút - Cầm Kỳ Thi Họa-
Chuyển đến