www.phongthuy123.com # 論壇 風水 - 堪輿 - 河洛 - 玄學
Thân Mến Kính Chào Các Bạn Tham Gia Sinh Hoạt Tại Diễn Đàn !
- Tại Diễn Đàn này các bạn có thể đọc học, rất nhiều các kiến thức chính xác về Phong Thủy - Mệnh Lý Học !
- Theo dõi các tin tức cập nhật về Vận Hạn, Năm Tháng, cũng các thành tựu nghiên cứu mới nhất về Kinh Dịch và Phong Thủy Học .
- Đặt câu hỏi ! Nhận câu trả lời cho các vấn đề thắc mắc Huyền Học trong cuộc sống !
Hiện Chúng Tôi Sẽ Tiếp Tục Đăng Các Bài Mới Về Nhiều Lĩnh Vực, Nhiều Kiến Thức Mới Thiết Thực Hơn Nữa Về Nhân Tướng - Mệnh Lý - Phong Thủy ! Mời Các Bạn Đón Xem Và Đóng Góp Ý Kiến !
- Chúng Tôi Bắt Đầu Thử Nghiệm Mở Thêm Chuyên Mục Viết Về Tâm Lý Học Cầm Quyền Và Kỹ Năng Sống Được Tập Hợp Từ Các Cổ Thư (Chủ Yếu Là Trung Hoa) Nhằm Giúp Các Bạn Hiểu Thêm Về "Xử Kỷ Tiếp Vật". Hãy Đăng Ký Làm Thành Viên Luận Đàn Để Đọc Và Tìm Hiểu Nhiều Kiến Thức Hơn !

Kính !
www.phongthuy123.com # 論壇 風水 - 堪輿 - 河洛 - 玄學
Thân Mến Kính Chào Các Bạn Tham Gia Sinh Hoạt Tại Diễn Đàn !
- Tại Diễn Đàn này các bạn có thể đọc học, rất nhiều các kiến thức chính xác về Phong Thủy - Mệnh Lý Học !
- Theo dõi các tin tức cập nhật về Vận Hạn, Năm Tháng, cũng các thành tựu nghiên cứu mới nhất về Kinh Dịch và Phong Thủy Học .
- Đặt câu hỏi ! Nhận câu trả lời cho các vấn đề thắc mắc Huyền Học trong cuộc sống !
Hiện Chúng Tôi Sẽ Tiếp Tục Đăng Các Bài Mới Về Nhiều Lĩnh Vực, Nhiều Kiến Thức Mới Thiết Thực Hơn Nữa Về Nhân Tướng - Mệnh Lý - Phong Thủy ! Mời Các Bạn Đón Xem Và Đóng Góp Ý Kiến !
- Chúng Tôi Bắt Đầu Thử Nghiệm Mở Thêm Chuyên Mục Viết Về Tâm Lý Học Cầm Quyền Và Kỹ Năng Sống Được Tập Hợp Từ Các Cổ Thư (Chủ Yếu Là Trung Hoa) Nhằm Giúp Các Bạn Hiểu Thêm Về "Xử Kỷ Tiếp Vật". Hãy Đăng Ký Làm Thành Viên Luận Đàn Để Đọc Và Tìm Hiểu Nhiều Kiến Thức Hơn !

Kính !
www.phongthuy123.com # 論壇 風水 - 堪輿 - 河洛 - 玄學
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

www.phongthuy123.com # 論壇 風水 - 堪輿 - 河洛 - 玄學

Giải Đáp Kiến Thức-Phong Thủy Huyền Không-Huyền Bí Học ! Liên Hệ: 24/30/4-Nguyễn Văn Cừ-P.Cầu Kho-Quận 1-Hồ Chí Minh-đt: 0936574189
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Phi Lộ Thập (10) Đại Bí Quyết Kính Doanh Của Người Trung Hoa

Go down 
Tác giảThông điệp
Giải Đáp Phong Thủy
Đại Tư Đồ
Đại Tư Đồ
Giải Đáp Phong Thủy


Tổng số bài gửi : 91
Join date : 13/12/2008

Phi Lộ Thập (10) Đại Bí Quyết Kính Doanh Của Người Trung Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Phi Lộ Thập (10) Đại Bí Quyết Kính Doanh Của Người Trung Hoa   Phi Lộ Thập (10) Đại Bí Quyết Kính Doanh Của Người Trung Hoa Icon_minitime19/12/2010, 4:58 pm

Người Trung Quốc có lịch sử buôn bán kinh doanh từ rất lâu đời, từ quy mô một khu phố, ra đến liên tỉnh, toàn quốc và xuyên quốc gia. Những con đường kinh thương nổi tiếng như Đường Tơ Lụa Xuyên Sa Mạc Gô Bi, Đường Trà Vân Nam. Nền Kinh Thương ấy cũng tạo ra các nhân vật nổi tiếng mà câu chuyện về họ được kể lại như những Truyền Thuyết từ Quản Trọng, Lã Bất Vi, Thẩm Vạn Tam ....cho đến các Hoa Thương nổi tiếng đương đại như Lý Gia Thành của Hồng Kông ....Lịch sử lâu đời đã để lại cho Trung Hoa một nền văn hóa Kinh Thương bác đại tinh thâm, từng được các học giả khắp thế giới nghiền ngẫm sâu sắc. Dưới đây xin được Hé Mở cái gọi là "Bí Nhi Bất Tuyên - Bí mật không nói ra" của các Hoa Thương nổi tiếng:
1. Tri Địa Thủ Thắng, Trạch Địa Sinh Tài (Biết đất sẽ thắng, chọn đất sinh tài):
Binh Pháp nói "Hiểu được Địa Hình, giúp cho việc Binh. Liệu kế thắng địch, xem chỗ hiểm nguy, tính toán xa gần là Đạo làm Tướng vậy. Biết rõ nó mà dùng chiến đấu thì tất thắng, không biết rõ nó mà dùng chiến đấu tất bại vậy." Cho nên có thể thấy tầm quan trọng của Địa Hình đối với chiến tranh. Kinh doanh như chiến đấu, thương trường là chiến trường, bởi vậy biết rõ vùng đất và khu vực mình sắp kinh doanh là tối cần thiết.
2. Thời Tiện Nhi Mãi, Thời Quý Nhi Mại (Lúc rẻ thì mua, lúc quý thì bán)
Tổ Thương Phạm Lê Hòa cho rằng "Lúc rẻ thì mua, tuy quý cũng rẻ; Lúc quý thì bán, tuy rẻ cũng quý" nhấn mạnh người buôn bán cần nắm chắc cơ hội kinh doanh và thời cơ. Không nhầm lẫn cơ hội và thời co mà mua bán sai hỏng.
3. Kiến Đoan Tri Vị, Dự Trắc Sinh Tài (Thấy một đầu ắt biết cái còn ẩn, dự đoán sẽ sinh tiền)
Thời xuân thu Việt Vương Câu Tiễn vì muốn rửa cái nhục mất nước, nằm gai nếm mật, dốc lòng trị quốc, xây dựng thực lực, biết trước sắp có hạn lớn, Câu Tiễn bỏ tiền ra mua lương thực của Ngô Quốc (thù địch) sau 1 năm thời tiết hạn hán, mùa màng thất bát dân Ngô thiếu ăn, oán thán khắp nơi. Việt Vương Câu Tiễn liền khởi binh Diệt Ngô Phù Sai, chiến thắng hoàn toàn. Đúng là Khổ Tâm Nhân, Thiên Bất Phụ.
4. Bạc Lợi Đa Tiêu, Vô Cảm Cư Quý (Lợi ít bán nhiều, còn hơn để đó làm quý)
Lý luận Đại Thương Gia Tiên Tần Kế Nhiên cho rằng "Quý đến tận cùng ngược lại thành rẻ mạt, rẻ đến tận cùng ngược lại thành quý" ông chủ trương Quý bỏ ra như đất bùn, rẻ mua vào như châu ngọc. Tư Mã Thiên có nói "Tham mua ba đồng, Liêm bán năm đồng" ý nói người bán hàng tham lam mưu đồ trọng lợi bán có thể thu về 30%, nhưng người bán hàng rẻ một chút số lượng nhiều thì có thể thu về 50%.
5. Điêu Hồng Hoạch Thúy, Lưu Liên Cố Khách: (Trang trí lộng lẫy, giữ chân khách hàng)
Trong "Yến Kinh Tạp Ký" có ghi "Cửa hàng ở kinh sư, bày biện sạch sẽ, tô hồng vẽ biếc, rèm gấm cửa thêu" cửa hàng kinh doanh nên treo cao biển hiệu, lại thắp đèn sáng giới thiệu cửa hàng, phô trương thực lực.
Phi Lộ Thập (10) Đại Bí Quyết Kính Doanh Của Người Trung Hoa Tiennhunuoc
6. Dĩ Nghĩa Vi Tài, Xu Nghĩa Tỵ Tài (Lấy nghĩa làm tài, theo nghĩa tránh tài)
Vời thời nhà Thanh, có một thương nhân tên là Thư Tuân Cương, thông tính toán, giỏi nắm quyền. Những lúc nhàn rỗi không kinh doanh, thích đọc Tứ Thư, Ngũ Kinh đem các nghĩa lý áp dụng vào Kinh Doanh, ông ta thường nói "Tiền, suối vậy, thường như suối chảy vậy" lại nói "Đối với người mà nói, sinh tài có Đại Đạo, lấy Nghĩa làm Lợi, không lấy lợi làm lợi, Quốc Gia còn như vậy, huống gì một nhà".
7. Trường Tụ Thiện Vũ, Đa Tiền Thiện Giả (Ống tay áo dài khéo múa, nhiều tiền khéo đầu tư)
Sách "Hàn Phi Tử - Ngũ Xuẩn" có nói "Bỉ Ngạn nói: - Ống tay áo dài khéo múa, nhiều tiền khéo đầu tư" ở đây nhấn mạnh chữ Thiện, thiện là khéo xử dụng, như người múa mà tay áo rất dài phải khéo lắm mới không rối, còn người có nhiều tiền phải khéo đầu tư, phân bổ mới không lầm lẫn mà mất tiền.
8. Kỳ Kế Thắng Binh, Kỳ Mưu Sinh Tài (Binh dùng biến hóa thì thắng, mưu lạ thì sinh tài)
Binh Gia thường nói "Làm tướng ba quân, không có Kỳ Binh chưa chắc có thể tranh lợi cùng người" hoặc "Dùng Binh, lấy chính để hợp, lấy kỳ để thắng". Trong thương giới có 1 câu chuyện doanh nhân họ Tào ở vào đời nhà Thanh, ở Sơn tây huyện Thái cốc một hôm thăm lúa thấy cây cao bông lớn, rất tốt, song bỗng ông ta phát hiện vài điểm dị dạng, thuận tay nhổ vài gốc, phát hiện bên trong có sinh trùng hại. Vậy là ông ta liền trong đêm đó sắp đặt mua vào một lượng lớn thóc lúa, đang khi mọi người hy vọng thu hoạch lớn, bán bớt để rộng kho chứa. Kết quả khi lúa sắp thu hoạch thì phát sinh trùng hại cắn phá, năng suất giảm khá nhiều, doanh nhân họ Tào thu lợi lớn.
9. Cư An Tư Nguy, Xử Doanh Lự Phương (Ở yên nghĩ lúc nguy, đang thu nhập lo an toàn)
Kinh Thư nói "Ở yên nghĩ tới lúc nguy, nghĩ tất đầy đủ, đầy đủ không lo" sách Hán Thư cũng nói "Thiên hạ tuy yên, mà quên chiến đấu tất nguy". Kinh doanh là cuộc chiến không có kết thúc, trừ khi anh tự hưu chiến nghỉ ngơi tuổi già. Bởi vậy một ngày đang còn kinh doanh tất cần sắp đặt các đối phó nguy cơ. Khí nhìn xa sắp đặt trước thì chúng ta sẽ chủ động hơn, đầy đủ hơn. Đừng để nước đến mũi mới nhảy. E rằng khó tránh đổ vỡ.
10. Trạch Nhân Nhậm Thế, Dụng Nhân Dĩ Thành (Chọn người tạo thế quyền, dùng người lấy chân thành)
Tôn Tử nói "Kế lợi nên nghe, lấy đó làm thế, lấy giúp từ ngoài. Thế tức là lấy lợi mà tạo Quyền. Cho nên người giỏi chiến đấu, tất cầu ở Thế, không trách ở người, cho nên có thể chọn nhân mà tạo Thế." Đời Thanh Đạo Quang có một vị thương nhân tên gọi Hồ Vinh kinh doanh ở Giang Tây hơn 50 năm, do ông ta lấy thành đãi người, tôn trọng không lừa dối, danh tiếng rất lớn, lúc già về quê ngơi nghỉ, có người đến cầu "Xin bỏ rất nhiều vàng để được mượn tên giới thiệu" ông ta đều cự tuyệt lại nói "Nếu ông có thể thành thực, hà cớ mượn tên ta làm gì" có thể thấy Thành Tín là cái Đức Cao Đẹp của người Thương Nhân Trung Hoa nói riêng và Thương Nhân trên toàn thế giới nói chung.

www.phongthuy123.co.cc - A tư tiểu Khang dịch.
Về Đầu Trang Go down
 
Phi Lộ Thập (10) Đại Bí Quyết Kính Doanh Của Người Trung Hoa
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Mẫu Thập Thâm Ân - Mười Ơn Sâu Của Mẹ !
» Đặc Trưng Của Người Gây Khó Chịu
» Kinh Dịch Đạo Của Người Quân Tử !
» Bản Đàn Tranh (Thập Lục) Pháp Thân Thanh Tịnh !
» Tháp Văn Xương - 文昌塔

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
www.phongthuy123.com # 論壇 風水 - 堪輿 - 河洛 - 玄學 :: Lãng Đãng Phong Vân :: Phi Long Phóng Bút - Cầm Kỳ Thi Họa-
Chuyển đến